Găng tay cao su thường được làm từ các chất liệu khác nhau, gồm có Latex, Nitrile và Vinyl. Mỗi chất liệu lại sở hữu những đặc điểm riêng và nhiều ứng dụng hữu ích trong đời sống. Cùng tham khảo bài viết bên dưới để hiểu hơn về 3 chất liệu thường gặp khi sản xuất găng tay cao su.
Nội dung chính:
1. Latex
Latex hay mủ cao su tự nhiên là một chất lỏng màu trắng đục, được tạo nên từ các tế bào caticifers. Lớp mủ này có thể được tìm thấy tại hơn 200 loài thực vật trên thế giới nhưng chúng có mặt nhiều nhất là trong cây cao su trưởng thành (Hevea brasiliensis), có nguồn gốc từ Nam Mỹ và các đồn điền ở Đông Nam Á.
Thông thường, mủ cao su sẽ có những ưu và nhược điểm như sau:
-
Ưu điểm:
-
Độ đàn hồi và kéo giãn tốt.
-
Dẻo dai và mềm mại, thích hợp làm chất liệu sản xuất các loại nệm, găng tay cao su…
-
Khả năng chống thấm tốt, có thể kháng nước và một số loại cồn, hóa chất nồng độ thấp.
-
Độ bền tương tối, chống chịu được mài mòn, va đập với lực vừa phải.
-
Có khả năng phân hủy sinh học, đảm bảo thân thiện với môi trường.
-
-
Nhược điểm:
-
Thường gây dị ứng, mẩn ngứa đối với những người có cơ địa nhạy cảm với mủ cao su tự nhiên.
-
Không thể chống chịu các loại dầu mỡ, dung môi hoặc hóa chất mạnh.
-
Khả năng chịu nhiệt hạn chế, có thể biến dạng khi tiếp xúc với nhiệt độ cao.
-
Latex là chất liệu được ứng dụng rất rộng rãi trong nhiều sản phẩm như:
-
Găng tay Y tế xanh, găng tay Y tế trắng
-
Găng tay cao su gia dụng
-
Găng tay cao su chống điện áp cao
-
Găng tay cao su chống hóa chất
Latex và một số ứng dụng phổ biến của chúng
2. Nitrile
Cao su Nitrile hay còn gọi là cao su Nitrile-butadiene, NBR hoặc Buna-N. Đây là một loại cao su tổng hợp được sản xuất bằng cách kết hợp butadiene và acryloNitrile thông qua một phương pháp gọi là polymer nhũ hóa tương. Cao su Nitrile càng có nhiều acryloNitrile thì khả năng chống dầu càng cao nhưng độ linh hoạt của vật liệu càng thấp.
Hiện nay, có rất nhiều loại Nitrile khác nhau nhưng phổ biến nhất là loại có chứa hàm lượng ACN trong khoảng 18-50%, do đó cao su NBR thường được ưa chuộng nhờ các ưu điểm có thể kể đến là:
-
Độ nhớt cao, đáp ứng mọi điều kiện gia công và phối trộn.
-
Có khả năng chống chịu nhiều loại dầu như dầu mỏ, dầu thô, nước, xăng, propan và một số chất lỏng thủy lực.
-
Nitrile cũng có độ chống mài mòn và chịu nén rất vượt trội.
-
Độ kéo giãn và đàn hồi tốt, đảm bảo lực căng nén tối ưu.
-
Không gây dị ứng nhờ thành phần không chứa Latex.
Ngoài những ưu điểm trên, cao su Nitrile cũng có một vài hạn chế như:
-
Hiệu suất trở nên kém hơn khi tiếp xúc lâu với tia cực tím từ ánh sáng mặt trời.
-
Có thể biến dạng khi tiếp xúc với mức nhiệt quá cao.
-
Ít mềm mại và linh hoạt hơn cao su Latex.
Một số ứng dụng phổ biến của cao su Nitrile trong đời sống bao gồm:
-
Găng tay Nitrile đen dùng trong các cơ sở thẩm mỹ, phun xăm, môi trường phòng sạch…
-
Găng tay Y tế
-
Găng tay công nghiệp
-
Găng tay phòng sạch
-
Găng tay làm bếp
Nitrile là cao su tổng hợp từ butadiene và acryloNitrile, thường được dùng để sản xuất găng tay Y tế
3. Vinyl
Vinyl là một chất liệu nhân tạo tổng hợp, được cấu thành từ nguyên liệu thô gốc hydrocarbon (gồm dầu mỏ, khí tự nhiên hoặc than đá). Bên cạnh thành phần này, Vinyl còn được tạo nên bởi ethylene khi xử lý hoặc crackinh khí tự nhiên/dầu mỏ. Nửa còn lại của Vinyl được làm từ nguyên tố clo tự nhiên có trong muối biển.
Nhựa PVC hay Vinyl là một vật liệu thông dụng trong đời sống, chúng được biết đến bởi các ưu và nhược điểm như sau:
-
Ưu điểm:
-
Vinyl có độ bền cực kỳ vượt trội, có thể chống trầy xước và va đập mạnh.
-
Vinyl có khả năng chống ẩm, chống thấm tốt.
-
Nhựa Vinyl có tuổi thọ khá cao, chúng có thể được tái chế nhiều lần.
-
Vinyl thân thiện với môi trường nhờ thành phần từ các nguyên liệu thô và cần khá ít năng lượng để sản xuất đồ dùng, vật dụng.
-
-
Nhược điểm:
-
Độ bền thấp, dễ bị biến dạng hoặc phai màu khi tiếp xúc với nhiệt độ cao.
-
Khả năng chống va đập, mài mòn, chịu lực kém.
-
Nhiệt độ cháy của Vinyl khá cao nhưng khi cháy có thể tạo ra chất khí clo rất độc hại.
-
Ngày nay, chất liệu Vinyl thường được ứng dụng phổ biến nhất trong các lĩnh vực như:
-
Găng tay làm bếp
-
Găng tay sơ chế thực phẩm
Nhựa Vinyl được ứng dụng nhiều nhất trong sản xuất găng tay làm bếp
Trên đây là 3 chất liệu thường gặp trong quá trình sản xuất găng tay cao su. Tùy thuộc vào nhu cầu, mục đích và môi trường sử dụng mà các chất liệu găng tay này sẽ khác nhau nhằm đảm bảo khả năng bảo vệ tay khỏi các tác nhân gây hại. Đồng thời, các chất liệu kể trên còn có nhiều ứng dụng đa dạng, giúp cuộc sống trở nên thuận tiện hơn.