Đồng bằng sông Hồng được biết đến là vùng có mật độ dân số cao nhất cả nước. Đây cũng là vùng có nền công nghiệp đồng bằng hình thành sớm nhất trên lãnh thổ nước ta. Vậy Đồng bằng sông Hồng gồm tỉnh nào? và liệu có thực sự tiềm năng để phát triển kinh tế.
Nội dung chính:
1. Vị trí địa lý của vùng Đồng bằng sông Hồng trên bản đồ
Vị trí địa lý của vùng Đồng bằng sông Hồng
Đồng bằng sông Hồng hay còn được biết đến với tên gọi là châu thổ Bắc Bộ, bao gồm hạ lưu của cả sông Hồng và sông Thái Bình. Đây cũng là một trong 4 tiểu vùng của lãnh thổ Bắc Bộ nước ta.
Nếu Đồng bằng sông Cửu Long có toàn bộ diện tích là đồng bằng thì tại châu thổ Bắc Bộ, chỉ có 2 tỉnh không có đồi núi. Nhờ đặc điểm này mà Đồng bằng sông Hồng còn được gọi là vùng trung châu.
Tọa độ của vùng Đồng bằng sông Hồng được xác định từ vĩ độ 21°34´B đến 19°5´B và từ 105°17´Đ đến 107°7´Đ. Diện tích của vùng là 21.259,6 km², chiếm khoảng 4,5% tổng diện tích cả nước.
Về mặt tiếp giáp, ngoài 3 tiểu vùng Bắc Bộ còn lại là Đông Bắc, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ thì Đồng bằng sông Hồng còn tiếp giáp với Vịnh Bắc Bộ ở phía Đông. Đây cũng là khu vực sở hữu vị trí chiến lược cùng nhiều lợi thế để phát triển kinh tế.
2. Đồng bằng sông Hồng gồm tỉnh nào?
Đồng bằng sông Hồng gồm tỉnh nào?
Hiện nay, Đồng bằng sông Hồng gồm 11 tỉnh. Trong số đó có 2 thành phố trực thuộc trung ương và 9 tỉnh khác. Cụ thể:
-
2 thành phố trực thuộc trung ương của Đồng bằng sông Hồng: là Thành phố Hà Nội – thủ đô của nước ta và Thành phố Hải Phòng.
-
9 tỉnh thành còn lại lần lượt là: Vĩnh Phúc, Hải Dương, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Nam Định, Hưng Yên, Thái Bình, Ninh Bình và Hà Nam.
11 tỉnh thành phố này cũng được chia thành 123 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc. Trong số đó có tới 16 thành phố thuộc tỉnh, 19 quận, 6 thị xã cùng 88 huyện.
3. Tiềm năng phát triển kinh tế của vùng Đồng bằng sông Hồng
Tiềm năng phát triển kinh tế của vùng Đồng bằng sông Hồng
Không chỉ là một trong những khu vực có vị trí chiến lược, Đồng bằng sông Hồng còn được đánh giá cao bởi tiềm năng phát triển kinh tế một cách toàn diện. Đây cùng là vùng địa lý chứa cả 6 tỉnh của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Đồng bằng sông Hồng sở hữu hệ thống mạng lưới hạ tầng dày đặc. Bên cạnh hệ thống đường bộ với nhiều cao tốc và đường quốc lộ, khu vực này còn sở hữu nhiều cảng biển lớn.
Nhiều hệ thống đường sông của khu vực còn được đưa vào hệ thống đường sông quốc gia. Ngoài ra thì tuyến đường sắt Bắc – Nam cùng nhiều cảng hàng không cả nội địa và quốc tế cũng góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy nền kinh tế.
Đồng bằng sông Hồng cũng là vùng có nền công nghiệp phát triển khá đa dạng. Không chỉ có nhiều khu công nghiệp lớn mà giá trị sản xuất công nghiệp cũng tăng lên ngày một mạnh mẽ.
Về nông nghiệp thì Đồng bằng sông Hồng được đánh giá là có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Nơi đây được “ưu ái” cho đất phù sa màu mỡ, trù phú, thích hợp để canh tác nhiều loại lương thực. Dù có sản lượng thấp hơn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nhưng Đồng bằng sông Hồng lại có trình độ thâm canh cao và lâu đời. Ngoài trồng trọt thì mảng chăn nuôi cũng phát triển hơn khá nhiều và đạt được những thành tựu ấn tượng.
Bên cạnh nông nghiệp và công nghiệp, dịch vụ tại khu vực Đồng bằng sông Hồng cũng ngày một phát triển và đa dạng hơn rất nhiều. Có thể dễ dàng nhìn thấy sự tăng trưởng ấn tượng của hầu hết các dịch vụ từ du lịch – nghỉ mát, các dịch vụ hạ tầng, y tế, giáo dục cho tới cả bưu chính viễn thông. Đây cũng là yếu tố góp phần không nhỏ làm nên sự phát triển của nền kinh tế chung của vùng.
Trên đây là một số kiến thức để giúp bạn trả lời câu hỏi Đồng bằng sông Hồng gồm tỉnh nào? Đừng quên ghé Box Đánh Giá để cập nhật nhiều thông tin hay hơn nữa nhé.