Là một quốc gia sở hữu diện tích biển lớn, đường bờ biển dài tới 3260km nên những lợi thế mà vùng biển mang lại là không thể bàn cãi. Tuy nhiên, cũng có những tỉnh, thành phố không tiếp giáp với biển ở bất kỳ phía nào. Vậy thì trên lãnh thổ nước ta có tỉnh nào không giáp biển? Hãy cùng với Box Đánh Giá khám phá trong bài viết sau đây.
Nội dung chính:
1. Nước ta có những tỉnh nào không giáp biển?
Nước ta có những tỉnh nào không giáp biển?
Việt Nam là quốc gia nằm ở rìa bán đảo Đông Dương cũng như nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á. Lãnh thổ nước ta có 2 mặt tiếp giáp với biển và đường bờ biển kéo dài từ Móng Cái – Quảng Ninh tới tận Hà Tiên – Kiên Giang.
Sở hữu đường bờ biển dài tới hơn 3000 km nhưng nước ta chỉ có 28/63 tỉnh thành tiếp giáp với biển. Vậy thì những tỉnh nào không giáp biển?
Trong số 35 tỉnh thành không giáp biển thì có tới quá nửa là các tỉnh thuộc khu vực phía Bắc. Ngoài ra thì còn một số tỉnh thành thuộc khu vực Tây Nguyên, một số tỉnh phía Nam và số ít các tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Danh sách các tỉnh không giáp biển tính từ Bắc vào Nam lần lượt là: Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Yên Bái, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Lạng Sơn, Hưng Yên, Bắc Giang, Hòa Bình, Bắc Ninh, TP. Hà Nội, Hà Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Nông, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bình Phước, Đồng Nai, Vĩnh Long, Tây Ninh, Long An, Bình Dương, Đồng Tháp, Hậu Giang, An Giang và Cần Thơ.
2. Ưu nhược điểm của việc không giáp biển đối với việc phát triển nền kinh tế
Ưu nhược điểm của việc không giáp biển đối với việc phát triển nền kinh tế
Biển Đông vốn là vùng biển được đánh giá rất cao về tiềm năng phát triển. Vậy thì những tỉnh không tiếp giáp với biển của nước ta có những ưu nhược điểm gì trong việc phát triển nền kinh tế?
-
Đối với các tỉnh thuộc khu vực Bắc Bộ
Ngoài phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ gắn liền với biển thì vùng Bắc Bộ nước ta được đánh giá là còn khá nhiều tiềm năng để phát triển các ngành nghề khác. Bên cạnh các khoáng sản thì tài nguyên đất, nước, rừng của khu vực này cũng rất phong phú.
Ngoài ra, Bắc Bộ được đánh giá là có vị trí chiến lược khi nằm trên đường liên kết kinh tế Bắc – Nam. Đây cũng là một trong những vùng có khả năng mở ra sự kết nối với cả các vùng kinh tế trong nước lẫn quốc tế. Với các trung tâm kinh tế lớn thì dù không có biển, các tỉnh thành thuộc khu vực Bắc Bộ vẫn có thể phát triển nền kinh tế một cách hiệu quả.
-
Đối với các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên
Dù không được ưu ái cho vùng biển giàu tiềm năng nhưng Tây Nguyên lại sở hữu nhiều lợi thế rất lớn. Nơi đây có đa dạng địa hình, đất đai phù hợp để canh tác các loại cây công nghiệp, cây ăn quả,…
Khí hậu mát mẻ cùng nhiều phong cảnh đẹp cũng đem đến lợi thế để phát triển ngành du lịch. Đây cũng được xem là ưu điểm mà không phải vùng nào cũng may mắn có được.
-
Đối với các tỉnh thuộc khu vực Nam Bộ
Các tỉnh Nam Bộ không giáp biển tập trung chủ yếu ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Có thể thấy dù không có biển nhưng nơi đây lại sở hữu mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Hệ sinh thái nơi đây được đánh giá rất cao bởi sự đa dạng. Và đó cũng là những yếu tố làm nên đặc trưng cho nền kinh tế của khu vực.
Tuy nhiên, không giáp biển cũng đem đến một số bất lợi như hạn chế giao thương bằng đường biển, không có tài nguyên biển để phát triển một số ngành công nghiệp liên quan,….
Trên đây là một số thông tin giúp bạn trả lời câu hỏi tỉnh nào không giáp biển. Nếu còn thắc mắc thì hãy truy cập ngay Box Đánh Giá để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.