Vùng Đông Bắc Bộ gồm tỉnh nào và có điểm gì đặc biệt?

Địa Điểm

Đông Bắc là 1 trong 3 tiểu vùng địa lý tự nhiên miền Bắc nước ta. Khu vực này sở hữu đường biên giới giáp với Trung Quốc dài nhất. Vậy thì vùng Đông Bắc Bộ gồm tỉnh nào và nó có điểm gì đặc biệt? Hãy cùng Box Đánh Giá tìm hiểu thông tin chi tiết dưới đây.

1. Điểm qua các điểm đặc biệt của về kinh tế – xã hội của vùng Đông Bắc Bộ

Vùng Đông Bắc Bộ gồm tỉnh nào và có điểm gì đặc biệt?

Kinh tế – xã hội của vùng Đông Bắc Bộ

Đông Bắc Bộ là một khu vực phát triển khá mạnh mẽ về kinh tế và xã hội. Cụ thể, tính đến thời điểm hiện tại thì vùng này đã có:

  • 3 đô thị loại I, bao gồm các thành phố: Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long.

  • 6 đô thị loại II, bao gồm các thành phố: Uông Bí, Bắc Giang, Cẩm Phả, Móng Cái, Lạng Sơn, Tuyên Quang.

  • 8 đô thị loại III, bao gồm các thành phố: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Sông Công, Phổ Yên cùng với các thị xã Phú Thọ, Quảng Yên, Đông Triều.

  • 10 đô thị loại IV, bao gồm có huyện Việt Yên và 9 thị trấn là thị trấn Cái Rồng, Chũ, Đồi Ngô, Đồng Đăng, Hùng Sơn, thị trấn Quảng Hà, Thắng, Tiên Yên và thị trấn Việt Quang.

Không chỉ phát triển về kinh tế, vùng Đông Bắc Bộ còn nổi tiếng với những điệu múa khèn đặc trưng của dân tộc Mèo. Bên cạnh đó còn có nhiều nhạc sĩ đã lấy cảm xúc từ vùng đất này và sáng tác ra các bài hát nổi tiếng như “Hà Giang quê hương tôi”.

Về khả năng khai thác khoáng sản, vùng Bắc Bộ có thể cung cấp lượng than, sắt, chì, kẽm, thiếc, bôxit, apatit, photphorit, đá xây dựng rất lớn. Bên cạnh đó còn trồng rừng, cây công nghiệp, dược liệu, rau quả và có tiềm năng phát triển kinh tế biển, du lịch.

2. Vùng Đông Bắc có bao nhiêu tỉnh và gồm những tỉnh nào?

Vùng Đông Bắc Bộ gồm tỉnh nào và có điểm gì đặc biệt?

Vùng Đông Bắc có bao nhiêu tỉnh và gồm những tỉnh nào?

Vùng Đông Bắc Bộ có tất cả 9 tỉnh, cụ thể là các tỉnh Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, tỉnh Bắc Giang và tỉnh Quảng Ninh.

  • Tỉnh Phú Thọtỉnh đông thứ 21 về số dân, xếp thứ 35 về Tổng sản phẩm GRDP. Tỉnh này giáp với các tỉnh như Vĩnh Phúc, thủ đô Hà Nội, tỉnh Sơn La, tỉnh Yên Bái, Hòa Bình, Tuyên Quang.

  • Tỉnh Hà Giang: tỉnh đông thứ 48 về số dân, xếp thứ 58 về Tổng sản phẩm GRDP và là tỉnh nghèo số 6 trên cả nước. Hà Giang nằm cạnh các tỉnh như Cao Bằng, Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang và nước Trung Quốc.

  • Tỉnh Tuyên Quangtỉnh đông thứ 53 về số dân, xếp thứ 54 về Tổng sản phẩm GRDP. Tỉnh Tuyên Quang giáp với các tỉnh như tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Phú Thọ, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Hà Giang và tỉnh Cao Bằng.

  • Tỉnh Cao Bằnglà cao nguyên đá vôi xen lẫn núi đất, phần rừng núi chiếm hơn 90% diện tích toàn tỉnh. Cao Bằng giáp với tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn và Lạng Sơn.

  • Tỉnh Bắc Kạn: là một tỉnh miền núi cao, địa hình bị chi phối bởi những dãy núi vòng cung cùng với thung lũng. Vị trí địa lý giáp với các tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên và Tuyên Quang.

  • Tỉnh Thái Nguyêntỉnh đông thứ 25 về số dân, xếp thứ 14 về Tổng sản phẩm GRDP. Tỉnh nằm cạnh Bắc Kạn, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Bắc Giang và thủ đô Hà Nội.

  • Tỉnh Lạng Sơn: tỉnh đông thứ 52 về số dân, xếp thứ 51 về Tổng sản phẩm GRDP. Vị trí nằm ở cạnh các tỉnh như: tỉnh Cao Bằng, Quảng Ninh, thành phố Sùng Tả của Trung Quốc, Bắc Giang, Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên.

  • Tỉnh Bắc Giangchiếm phần lớn diện tích của vùng Kinh Bắc xưa với văn hóa phong phú. Đặc trưng là 23 làng quan họ cổ được UNESCO công nhận. Vị trí địa lý tỉnh Bắc Giang nằm cạnh các tỉnh như: tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Thái Nguyên, thủ đô Hà Nội, Bắc Ninh và tỉnh Hải Dương.

  • Tỉnh Quảng Ninhthuộc vùng kinh tế trọng điểm phía bắc, là nơi khai thác than đá chín, trong đó có Vịnh Hạ Long là di sản, kỳ quan thiên nhiên thế giới. Giáp với Trung Quốc, Vịnh Bắc Bộ, Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Giang và tỉnh Lạng Sơn.

Mong rằng qua bài viết trên bạn đã hiểu hơn về đông bắc bộ gồm tỉnh nào và các đặc điểm kinh tế – xã hội của khu vực này!

Bài viết liên quan