Có lẽ nhiều người chưa biết về Côn Đảo ở đâu, thuộc tỉnh nào để chuẩn bị thật chu đáo cho chuyến đi của mình. Bài viết dưới đây sẽ là vị trí cụ thể của Côn Đảo trên bản đồ Việt Nam cũng như hiểu rõ hơn về các đặc điểm của địa điểm này.
Nội dung chính:
1. Vị trí của Côn Đảo ở đâu trên bản đồ địa lý?
Vị trí của Côn Đảo ở đâu trên bản đồ địa lý?
Vị trí tọa độ địa lý của Côn Đảo nằm ở vĩ độ 8°40′56.54″ B và kinh độ 106°36′25.95″ Đ. Diện tích của Côn Đảo là 76 km2 và dân số đạt 8.360 người với mật độ khá thấp 110/km2. Chính vì thế, nơi vùng đảo nơi đây có rất nhiều những cảnh đẹp hoang sơ kỳ vĩ. Đây còn là nơi bảo tồn sinh thái quan trọng của Việt Nam và cũng là vùng trọng điểm để phát triển du lịch ở nước ta.
Côn Đảo là một quần đảo du lịch nằm ở bờ biển Đông Nam Bộ và thuộc phía Nam nước ta. Huyện Côn Đảo cũng trực thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
2. Huyện Côn Đảo nằm cách Vũng Tàu bao xa?
Vì là một quần đảo ngoài khơi cho nên Côn Đảo có khá ít phần đất liền. Theo như ghi chép và đo đạc thì Côn Đảo cách Vũng Tàu 97 hải lý và đường gần nhất là đi qua xã Vĩnh Hải, tỉnh Sóc Trăng.
Ngoài ra người ta còn xác định Côn Đảo cách sông Hậu 45 hải lý và cũng có cùng một kinh độ với Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời cũng có cùng một vĩ độ với tỉnh Cà Mau.
3. Một vài đặc điểm nổi bật nhất của huyện Côn Đảo
Một vài đặc điểm nổi bật nhất của huyện Côn Đảo
Vì nằm ngoài khơi vùng biển của Việt Nam cho nên Côn Đảo có khá nhiều điểm riêng biệt và thú vị không phải ai cũng biết:
-
Đặc điểm về địa hình: là vùng đồi núi sở hữu ưu thế nhờ dãy núi đá granit chạy từ phía tây nam đến Đông Bắc che chở. Cho nên các cơn bão hay luồng gió mạnh không thể thổi đến được đây. Điểm cao nhất của quần đảo chính là phần đỉnh núi Thánh Giá trên đảo Côn Sơn (cao 577m).
-
Địa chất: Địa chất của Côn Đảo khá đa dạng, từ đá magma Mesozoi xâm nhập axit đến macma phun trào axit, phun trào trung tính và trầm tích Đệ tứ.
-
Khí hậu: Khí hậu Côn Đảo ảnh hưởng bởi biển, mang đặc điểm á xích đạo – hải dương. Vì thế thường bị nóng ẩm và được chia thành hai mùa rõ rệt. Đó là mùa mưa từ tháng 5 – tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 – tháng 4.
-
Sinh thái: Theo như thống kê thì tại đây có tới 882 loài thực vật rừng bậc cao. Hiện nay người ta đã tìm thấy 144 loài động vật, trong đó có 28 loài thú, 69 loài chim, 39 loài bò sát. Thạch sùng là loài đặc trưng tại đây, cùng với 1.383 loài sinh vật biển thuộc quốc gia Côn Đảo.
-
Đặc điểm tên gọi Côn Đảo: vốn tên gọi này có nguồn gốc từ Mã Lai. Nó bắt nguồn từ danh xưng “Pulau Kundur”, có nghĩa là “hòn Bí”. Người châu Âu phiên âm và đọc nó thành “Poulo Condor”. Trong sách sử Việt Nam được gọi là “đảo Côn Lôn hay Côn Nôn”. Riêng tên tiếng Khmer thì gọi hòn đảo này là “Koh Tralach”. Tới năm 1977, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã quyết định đặt tên gọi chính thức của nơi này thành Côn Đảo.
Hy vọng với chia sẻ của chúng tôi trong bài viết này đã giúp các bạn có thể hình dung một cách dễ dàng về Côn Đảo ở đâu. Đồng thời xác định được vị trí của Côn Đảo trên bản đồ Việt Nam. Ngoài ra còn biết thêm các đặc điểm khác nữa về Côn Đảo để có thể đi du lịch một cách dễ dàng và chủ động.